Phẫu thuật nội soi điều trị sa trực tràng người lớn tại Vinmec

Phẫu thuật nội soi điều trị sa trực tràng ở người lớn là phương pháp hiện đại, ít xâm lấn, giúp cố định trực tràng hiệu quả. Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị chủ yếu cho bệnh này, trong đó kỹ thuật phẫu thuật nội soi mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với các phương pháp điều trị truyền thống khác.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Văn Quân – Phó trưởng khoa ngoại Vinmec Hải Phòng – Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.  

1. Sa trực tràng là gì

Sa trực tràng là tình trạng một phần của trực tràng – đoạn cuối của ruột già, nơi lưu trữ phân trước khi đào thải ra ngoài – bị nhô ra ngoài qua hậu môn. Đây là một bệnh lý lành tính, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống. Trong một số trường hợp, nếu khối sa bị kẹt ở bên ngoài hậu môn, có thể dẫn đến tình trạng nghẹt và nguy cơ hoại tử mô.

Sa trực tràng được chia thành ba loại chính như sau:

1.1 Sa niêm mạc hậu môn

Đây là tình trạng chỉ có niêm mạc hậu môn bị sa ra ngoài. Mặc dù trực tràng bị kéo xuống nhưng vẫn nằm ở bên trong cơ thể.

1.2 Sa trực tràng

Trong trường hợp này, chỉ có trực tràng bị sa ra ngoài qua hậu môn. Hậu môn vẫn ở vị trí bình thường, tạo thành một rãnh vòng tròn sâu giữa hậu môn và trực tràng.

1.3 Sa hậu môn – trực tràng

Đây là tình trạng toàn bộ trực tràng sa ra ngoài và kéo theo cả hậu môn. Trong trường hợp này, không có rãnh vòng tròn phân biệt giữa hậu môn và trực tràng.

Việc xác định chính xác loại sa trực tràng đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, nhằm giảm thiểu các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

2. Triệu chứng sa trực tràng

Các triệu chứng của bệnh sa trực tràng

Bệnh sa trực tràng thường khởi đầu với biểu hiện nhẹ, sau đó diễn tiến nặng dần theo thời gian. Ban đầu, người bệnh có thể nhận thấy các biểu hiện như:

  • Xuất hiện một khối u hoặc mô sưng sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện và có thể dùng tay đẩy trở lại vào bên trong.
  • Theo thời gian, khối u hoặc mô này có thể sa ra ngoài hậu môn vĩnh viễn và không thể tự đẩy trở lại.
  • Ở giai đoạn tiến triển, tình trạng sa trực tràng xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc đứng lên. Người bệnh có thể cảm giác như “ngồi trên một quả bóng” hoặc cảm thấy đại tiện không hết phân, gây khó chịu.

Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể đi kèm bao gồm:

  • Khó kiểm soát nhu động ruột (đi tiêu mất tự chủ).
  • Xuất hiện máu đỏ tươi chảy ra từ trực tràng.
  • Cảm giác khó chịu hoặc đau rát.
  • Táo bón kéo dài hoặc dai dẳng.

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Sa trực tràng không gây biến chứng nguy hiểm nhưng gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh

3. Chẩn đoán sa trực tràng

Để chẩn đoán bệnh sa trực tràng, bác sĩ sẽ thu thập thông tin qua việc khai thác tiền sử bệnh, đánh giá các triệu chứng và thực hiện khám lâm sàng vùng hậu môn – trực tràng.

Ngoài ra, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cũng có thể được chỉ định để hỗ trợ xác định và đánh giá mức độ bệnh, bao gồm:

3.1 Nội soi đại tràng hoặc chụp đại tràng cản quang

Các kỹ thuật này được sử dụng nhằm loại trừ các bệnh lý ác tính kèm theo.

3.2 Defecography 

  • Phương pháp này không cần thiết trong trường hợp bệnh nhân bị sa toàn bộ thành trực tràng, nhưng rất hữu ích để phát hiện và đánh giá các trường hợp khối sa không lộ ra ngoài hậu môn (sa bên trong hoặc lồng ruột).
  • Ngoài ra, defecography còn giúp nhận diện các bệnh lý kèm theo như phình trực tràng (rectocele), sa tạng đáy chậu (enterocele) hoặc sa bàng quang (cystocele).

3.3 Colonic transit time

Phương pháp này được sử dụng để phát hiện tình trạng đờ đại tràng ở các bệnh nhân bị sa trực tràng có biểu hiện táo bón kéo dài.

Các bước khám và xét nghiệm trên giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng bệnh, từ đó đưa ra định hướng, lựa chọn phương án điều trị phù hợp chẳng hạn như phẫu thuật nội soi điều trị sa trực tràng người lớn… một cách hiệu quả và tối ưu cho người bệnh.

3. Điều trị sa trực tràng

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân mắc bệnh sa trực tràng. Có hai cách tiếp cận chính trong phẫu thuật, bao gồm: phẫu thuật qua đường bụng và phẫu thuật qua ngã chậu. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, các bệnh lý đồng mắc, tình trạng rối loạn đi tiêu của bệnh nhân, cũng như kinh nghiệm và chuyên môn của phẫu thuật viên.

Trong phẫu thuật qua đường bụng, phẫu thuật nội soi được đánh giá có kết quả về biến chứng và nguy cơ tái phát tương đương với phẫu thuật mổ mở, nhưng lại mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng được thực hiện thông qua các vết rạch nhỏ trên bụng, kích thước khoảng 5-10mm. Qua đó, phẫu thuật viên sẽ đưa vào một camera cùng với các dụng cụ phẫu thuật chuyên biệt, cho phép thực hiện các thao tác phẫu thuật một cách chính xác và an toàn.

Phẫu thuật nội soi điều trị sa trực tràng người lớn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

4. Ưu điểm của phẫu thuật nội soi điều trị sa trực tràng người lớn

So với phẫu thuật mổ mở truyền thống, phẫu thuật nội soi mang lại nhiều lợi ích vượt trội như sau:

  • Giảm đau sau mổ: Do các vết rạch nhỏ, bệnh nhân ít bị đau hơn so với mổ mở.
  • Sẹo mổ nhỏ và tính thẩm mỹ cao: Các vết rạch kích thước nhỏ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và hạn chế để lại sẹo lớn, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.
  • Thời gian hồi phục nhanh: Bệnh nhân có thể hồi phục nhanh hơn, thời gian nằm viện chỉ khoảng 1-2 ngày.
  • Sớm trở lại sinh hoạt bình thường: Người bệnh có thể nhanh chóng trở lại cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày sau phẫu thuật.

Phương pháp nội soi không chỉ giảm thiểu tổn thương mô xung quanh mà còn giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn và ít đau đớn sau phẫu thuật.

5. Điều trị sa trực tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Hải Phòng

Phẫu thuật nội soi điều trị sa trực tràng người lớn bao gồm các bước: bóc tách để giải phóng trực tràng và cố định trực tràng vào ụ nhô xương cùng. Có thể sử dụng phương pháp Orr-Loygue (khâu trực tiếp) hoặc các kỹ thuật cải tiến như sử dụng miếng Ivalon, Teflon… làm vật liệu trung gian để cố định trực tràng vào ụ nhô và cân trước xương cùng.

Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi tại các nước phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, phẫu thuật nội soi cắt u đại tràng và điều trị sa trực tràng đã được triển khai tại hầu hết các trung tâm phẫu thuật lớn, trong đó có Hệ thống Y tế Vinmec.

Tại Vinmec Hải Phòng, phẫu thuật được thực hiện bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Quân – chuyên gia trong lĩnh vực điều trị các bệnh lý ngoại khoa đường tiêu hóa, bao gồm đại tràng, phúc mạc ổ bụng và thành bụng. Với nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, bác sĩ Quân đã thành công trong nhiều ca phẫu thuật nội soi tiêu hóa, đặc biệt là phẫu thuật cắt đại tràng và điều trị sa trực tràng.

Chỉ định phẫu thuật nội soi

  • Sa trực tràng toàn bộ ở người lớn.
  • Đoạn ruột sa không bị hoại tử.

Chống chỉ định phẫu thuật nội soi

  • Phần ruột sa đã bị hoại tử.
  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh không đủ để thực hiện phẫu thuật nội soi.

Bệnh nhân được chăm sóc sau điều trị sa trực tràng tại Vinmec.

Các biểu hiện bình thường sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật nội soi điều trị sa trực tràng người lớn, bệnh nhân thường được theo dõi tại bệnh viện từ 1 – 2 ngày. Nếu sức khỏe ổn định và diễn tiến tốt, bệnh nhân có thể được xuất viện sớm.

Tuy nhiên, nếu sau khi xuất viện xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:

Người bệnh cần quay lại cơ sở y tế để được khám và xử lý kịp thời.

Phẫu thuật nội soi điều trị sa trực tràng người lớn
Phẫu thuật nội soi điều trị sa trực tràng người lớn

7. Chi phí phẫu thuật nội soi điều trị sa trực tràng người lớn

7.1. Khám chữa bệnh đúng tuyến

Nếu bệnh nhân  khám và điều trị đúng tuyến (tại bệnh viện đăng ký ban đầu hoặc có giấy chuyển viện hợp lệ từ cơ sở y tế), bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ hỗ trợ chi trả theo các mức sau:

80% chi phí: Áp dụng cho người tham gia bảo hiểm thông thường.

  • 95% chi phí: Dành cho các đối tượng chính sách đặc biệt, như người nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn.
  • 100% chi phí: Dành cho các trường hợp đặc biệt, bao gồm trẻ em dưới 6 tuổi và người có công với cách mạng.

7.2. Khám chữa bệnh trái tuyến

Nếu bệnh nhân tự đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không đúng tuyến mà không có giấy chuyển viện, mức hỗ trợ của BHYT sẽ giảm, tùy thuộc vào cấp độ bệnh viện:

  • 40% chi phí: Khi điều trị tại bệnh viện tuyến trung ương.
  • 100% chi phí: Nếu điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh.
  • 100% chi phí: Khi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.

Người bệnh cần tìm hiểu kỹ về chính sách BHYT và tuân thủ đúng quy định để được hưởng quyền lợi tối ưu.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng đã và đang là lựa chọn đáng tin cậy trong điều trị sa trực tràng bằng phẫu thuật nội soi cố định trực tràng. Vinmec với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng đầy đủ trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng cùng nhiều bệnh lý vùng hậu môn, trực tràng khác, từ đó đưa ra các giải pháp điều trị tối ưu, mang lại sự chăm sóc vượt trội cho người bệnh.

Thạc sĩ. Bác sĩ. Vũ Văn Quân đã có hơn 10 kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành Ngoại Tiêu Hóa Tổng Hợp chuyên khám và điều trị bệnh lý ngoại khoa của đường tiêu hóa, gan, mật, tụy và các bệnh lý của phúc mạc ổ bụng, thành bụng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

 


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *