Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu khi thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp khá phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mất khả năng vận động, tăng nguy cơ mắc bệnh teo cơ, rối loạn đại tiện tiểu tiện… Đặc biệt là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ [….], chuyên ngành [….], tại […]
1.Thoát vị đĩa đệm là gì
Đĩa đệm là cấu trúc sụn đàn hồi nằm giữa các đốt sống, có vai trò như một bộ giảm chấn, giúp hấp thụ lực và tạo sự linh hoạt cho cột sống. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi một phần của đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí bình thường, khiến cho nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh hoặc tủy sống, gây ra các triệu chứng đau đớn và khó chịu.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống, nhưng phổ biến nhất là ở cột sống thắt lưng và cột sống cổ.
2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
- Yếu tố di truyền và thoái hóa bẩm sinh: Một số người có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm do yếu tố di truyền hoặc do thoái hóa cột sống từ khi sinh ra.
- Chấn thương và tai nạn: Các chấn thương hoặc tai nạn làm ảnh hưởng đến cột sống, có thể làm đĩa đệm bị lệch hoặc rách, dẫn đến thoát vị.
- Lao động quá sức và vận động sai tư thế: Làm việc nặng nhọc, nâng vác vật nặng hoặc duy trì tư thế không đúng trong thời gian dài cũng có thể gây áp lực lên cột sống, làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
- Tuổi tác và quá trình lão hóa: Khi tuổi tác tăng lên, các đĩa đệm bị lão hóa, mất nước và trở nên kém đàn hồi, dẫn đến tình trạng xơ cứng và dễ bị thoát vị.
3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng
3.1. Triệu chứng biểu hiện bên ngoài
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh thường gặp phải triệu chứng đau dây thần kinh tọa nếu có chèn ép rễ thần kinh. Cơn đau thường là đau nhói, kèm theo cảm giác tê cứng, nóng rát, chạy từ mông xuống bàn chân, theo đường đi của dây thần kinh tọa. Tình trạng đau có thể kéo dài và gia tăng khi vận động hoặc thay đổi tư thế.
3.2. Chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng
- Chụp X-quang: Phương pháp này không thể chẩn đoán chính xác 100% nhưng giúp phát hiện các dấu hiệu như lệch vẹo cột sống, hẹp khoang gian đốt sống, từ đó gián tiếp xác định vị trí thoát vị và các tổn thương ở cột sống lưng.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và có độ chính xác cao. Kết quả MRI có thể xác định chính xác hình thái thoát vị, số tầng bị thoát vị và vị trí thoát vị đĩa đệm.
- Chụp cắt lớp vi tính kết hợp với chụp bao rễ cản quang: Phương pháp này áp dụng khi không thể sử dụng MRI. Ưu điểm của chụp cắt lớp vi tính là có thể xác định chính xác vị trí và mức độ chèn ép của thoát vị đĩa đệm với độ nhạy cao.
4. Khi nào bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần đến gặp bác sĩ?
Giống như các bệnh lý khác, việc điều trị thoát vị đĩa đệm cần được thực hiện kịp thời để kiểm soát bệnh hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Theo lời khuyên của các chuyên gia cơ xương khớp, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay khi gặp phải các triệu chứng sau:
- Triệu chứng chuyển biến xấu: Cơn đau, tê hoặc yếu cơ gia tăng và bắt đầu ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
- Rối loạn chức năng bàng quang và ruột: Hội chứng Chùm đuôi ngựa (CES) do thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến việc mất khả năng kiểm soát đại tiện hoặc tiểu tiện hoặc gặp khó khăn khi đi tiểu dù bàng quang đã đầy.
- Mất cảm giác: Tình trạng mất cảm giác có thể xuất hiện ở đùi trong, mặt sau của chân, hoặc khu vực xung quanh trực tràng.
Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số trên, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
5. Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng của từng bệnh nhân.
5.1. Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà
Phương pháp điều trị tại nhà có ưu điểm an toàn, dễ thực hiện và ít tốn kém.
- Sử dụng lá lốt: Lá lốt sau khi rửa sạch và để ráo nước, có thể sao nóng cùng muối hạt rồi chườm lên vùng đau. Hoặc xay nhuyễn lá lốt, lấy nước và thêm sữa tươi vào đun sôi, để nguội và uống 2 lần mỗi ngày.
- Sử dụng lá ngải cứu: Rửa sạch lá ngải cứu bằng nước muối, xay nhuyễn và vắt lấy nước. Thêm mật ong vào khuấy đều, uống 2 lần mỗi ngày.
5.2. Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng biện pháp luyện tập thể dục và yoga
Các bài tập thể dục, yoga có thể giúp giảm đau và tăng cường sự linh hoạt cho cột sống. Một số bài tập hiệu quả cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bao gồm:
- Tư thế ôm tay bó gối
- Tư thế rắn hổ mang
- Tư thế bắc cầu
Lưu ý: Các bài tập này cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để tránh làm tổn thương hay thêm cho cột sống.
Các cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng như bài thuốc trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và giảm đau tạm thời, không thể chữa trị triệt để bệnh. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp trên đây.
5.3. Trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây y giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, là phương pháp phổ biến được nhiều người bệnh sử dụng.
Các nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Nhóm thuốc giảm đau: Dùng để giảm các cơn đau nhẹ, ví dụ như Paracetamol, Aspirin, Neurontin.
- Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Dùng để tiêm, bôi hoặc uống tại chỗ, ví dụ như Meloxicam, Diclofenac.
- Vitamin cho thần kinh: Các vitamin nhóm B (B1, B6, B12) giúp hỗ trợ phục hồi và bảo vệ các dây thần kinh.
Một số nhóm thuốc kháng viêm không Steroid hay thuốc giảm đau có thể được chỉ định như một cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
5.4. Trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y
Phương pháp Đông y giúp hỗ trợ điều trị từ gốc rễ, giảm đau và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, phương pháp này an toàn, lành tính và ít gây tác dụng phụ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc điều trị bằng Đông y cần phải được thực hiện tại các cơ sở uy tín, có bác sĩ chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp này.
6. Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Điều trị nội khoa không hiệu quả sau 5-8 tuần.
- Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh cấp tính.
- Bệnh gây rách bao xơ hoặc thoát vị di trú.
- Cơn đau quá mức, không đáp ứng với thuốc giảm đau.
- Bệnh gây liệt hoặc hội chứng chùm đuôi ngựa.
Các phương pháp phẫu thuật phổ biến bao gồm:
6.1 Phẫu thuật mổ mở hoặc qua ống banh
Phương pháp này nhằm mục đích lấy bỏ phần nhân thoát vị để giải chèn ép thần kinh. Bác sĩ sẽ thực hiện một vết rạch trên lưng hoặc cổ, cắt bỏ phần Lamina (một phần xương bao phủ tủy sống) để mở rộng ống sống, giảm áp lực lên tủy sống và cắt bỏ gai xương gây chèn ép rễ thần kinh.
Nhược điểm: Có thể gây đau lưng dai dẳng, tổn thương dây thần kinh và rò rỉ dịch não tủy.
6.2 Phẫu thuật vi phẫu
Sau khi gây mê, bác sĩ sẽ tạo một vết rạch nhỏ và sử dụng các dụng cụ vi phẫu đặc biệt để loại bỏ phần đĩa đệm gây áp lực lên rễ thần kinh. Phương pháp này ít xâm lấn và có khả năng phục hồi nhanh hơn so với mổ mở.
6.3 Phẫu thuật nội soi
Bác sĩ sử dụng hệ thống ống nội soi và các dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng để tiếp cận cột sống, giải phóng áp lực lên các dây thần kinh và tủy sống. Phương pháp này chỉ áp dụng cho các bệnh nhân có chèn ép thần kinh cấp tính do thoát vị đĩa đệm và không đáp ứng điều trị nội khoa.
6.4. Hợp nhất cột sống
Phương pháp này dùng để cố định vĩnh viễn các đốt sống, ngăn ngừa xương di chuyển và giảm đau cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ tiến hành hợp nhất hai đốt sống lại với nhau bằng các dụng cụ cố định như đinh, vít hoặc nẹp.
6.5. Thay đĩa đệm nhân tạo
Phương pháp này thường chỉ định cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở lưng dưới, khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Bác sĩ sẽ rạch một vết mổ nhỏ ở bụng, sử dụng kính vi phẫu để nới rộng khoảng cách giữa hai đốt sống và thay thế đĩa đệm hư hỏng bằng đĩa đệm nhân tạo làm từ nhựa hoặc kim loại.
Lưu ý: Mỗi phương pháp phẫu thuật để có ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào tình trạng tổn thương cụ thể của bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
7. Phòng ngừa bệnh tái phát
Để bảo vệ cột sống và ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Giữ tư thế ngồi và đứng đúng: Khi ngồi, nên giữ lưng thẳng và tránh ngồi lâu ở một tư thế. Khi đứng, cần đảm bảo cột sống không bị cong vẹo, trọng lượng cơ thể phân bổ đều.
- Hạn chế việc vác, khiêng vật nặng: Nếu phải nâng vác vật nặng, cần sử dụng kỹ thuật nâng đúng, giữ lưng thẳng và không cúi xuống quá thấp.
- Gác một chân khi đứng lâu: Nếu phải đứng lâu, có thể gác một chân lên ghế hoặc vật cao để giảm áp lực lên cột sống và giúp thư giãn cơ lưng.
- Duy trì cân nặng ổn định: Cân nặng quá tải sẽ tạo áp lực lên cột sống, làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, duy trì cân nặng hợp lý là rất quan trọng.
- Không hút thuốc lá: Thuốc lá gây xơ cứng động mạch và giảm lưu lượng máu đến các đĩa đệm, làm suy giảm chức năng của chúng và tăng nguy cơ thoái hóa.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho xương và khớp, đặc biệt là canxi và vitamin D, giúp bảo vệ và duy trì sức khỏe cột sống. Nên bổ sung các thực phẩm tốt cho xương như sữa, cá hồi, trứng, rau xanh và các loại hạt.
Việc duy trì các thói quen lành mạnh và chăm sóc cột sống đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Leave a Reply