Dấu hiệu cảnh báo bệnh về đường tiêu hóa thường gặp

Dấu hiệu cảnh báo bệnh về đường tiêu hóa thường gặp

Dấu hiệu cảnh báo bệnh về đường tiêu hóa là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhận diện sớm và điều trị các rối loạn, bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.

Tư Vấn Bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quốc Lân – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Có những triệu chứng như đau bụng, mắc ói, lở miệng, đau họng, tiêu chảy, bị giảm hồng cầu nhưng xét nghiệm lại không ra bệnh là sao ạ?

N.Đ.K (2003)

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Bác Sĩ Nguyễn Quốc Lân – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Các triệu chứng mà bạn đang gặp phải có biểu hiện rõ rệt, cho thấy khả năng cao đang mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Nếu phát hiện tình trạng thiếu máu, điều này có thể là dấu hiệu của các biến chứng liên quan đến bệnh tiêu hóa. Để xác định chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa để khám. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm bổ sung để có kết quả chẩn đoán chính xác.

Ngoài ra, để giúp bạn có thêm thông tin tham khảo, dưới đây là phần giải đáp về tất cả những dấu hiệu cảnh báo bệnh về đường tiêu hóa thường gặp

1. Bệnh về đường tiêu hóa là bệnh gì?

Bệnh tiêu hóa là các tổn thương hoặc rối loạn xảy ra ở hệ thống tiêu hóa, gây cản trở hoặc gián đoạn quá trình tiêu hóa thức ăn. Những bệnh lý này có thể biểu hiện dưới hai dạng: cấp tính (xảy ra đột ngột và kéo dài trong thời gian ngắn) hoặc mạn tính (kéo dài trong thời gian dài hơn). Khi gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tiêu hóa, người bệnh cần lưu ý ghi nhận thời điểm xuất hiện triệu chứng, biểu hiện cụ thể và các yếu tố liên quan khác để cung cấp thông tin đầy đủ cho bác sĩ, giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Hệ thống tiêu hóa bao gồm các cơ quan chính như miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn. Bên cạnh đó, các cơ quan phụ như gan, tuyến tụy và túi mật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Bệnh về đường tiêu hóa bao gồm các tổn thương hoặc rối loạn xảy ra trong hệ thống tiêu hóa, làm gián đoạn hoặc cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn. 

2. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh về đường tiêu hóa thường gặp

2.1 Đầy hơi

Quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Trong điều kiện bình thường, khi thức ăn đến ruột già, hầu hết các chất dinh dưỡng đã được hấp thu, chỉ còn lại cặn bã. Tuy nhiên, ở những người bị kém hấp thu, một lượng lớn carbohydrate, chất béo hoặc protein không được tiêu hóa hết. Những chất này trở thành nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn đường ruột, sinh ra khí gây đầy hơi, chướng bụng.

Đầy hơi thường xuất hiện do chế độ ăn không cân đối. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh về đường tiêu hóa hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hội chứng ruột kích thích, chứng trào ngược dạ dày hoặc giảm nhu động ruột.

2.2 Tiêu chảy

Thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn thường dẫn đến tiêu chảy, kèm theo các triệu chứng như đau bụng và chuột rút. Đặc biệt, ở những người gặp khó khăn trong tiêu hóa chất béo, phân có thể xuất hiện váng mỡ. Tiêu chảy mạn tính là một biểu hiện phổ biến của rối loạn hấp thu.

2.3 Hơi thở có mùi hôi

Sự phát triển quá mức của nấm men, vi khuẩn hoặc nhiễm trùng trong hệ tiêu hóa có thể gây hơi thở hôi và vị chua trong miệng. Hơi thở hôi cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh tiêu hóa như trào ngược dạ dày – thực quản. Ngoài ra, các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, bệnh gan, thận cũng có thể gây tình trạng hôi miệng do sự phân hủy các chất mỡ trong cơ thể.

2.4 Táo bón

Táo bón là một tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến, ảnh hưởng đến 17% dân số toàn cầu. Phần lớn các trường hợp táo bón liên quan đến chế độ ăn uống và sinh hoạt, nhưng cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý như nứt hậu môn, tắc nghẽn đường ruột, trĩ huyết khối, hoặc to trực tràng vô căn.

Ngoài ra, các bệnh lý toàn thân khác như rối loạn thần kinh (đột quỵ, Parkinson), rối loạn tâm lý (trầm cảm, lo âu), rối loạn nội tiết (suy giáp, cường giáp, tiểu đường), bệnh mô liên kết (xơ cứng bì, lupus) hoặc nhiễm độc chì cũng có thể gây táo bón.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh về đường tiêu hóa
Dấu hiệu cảnh báo bệnh về đường tiêu hóa

Ngay khi có những dấu hiệu cảnh báo bệnh về đường tiêu hóa người bệnh cần chủ động đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2.5 Ăn không ngon miệng

Suy giảm chức năng hệ tiêu hóa, giảm tiết dịch vị hoặc giảm nhu động ruột là nguyên nhân chính khiến thức ăn di chuyển chậm, gây cảm giác không đói và chán ăn. Ngoài ra, các bệnh về đường tiêu hóa, rối loạn nội tiết (như bệnh Basedow, tiểu đường) cũng có thể dẫn đến mất cảm giác ngon miệng.

2.6 Giảm cân đột ngột, không chủ ý

Giảm cân đột ngột mà không có chủ ý là dấu hiệu đặc trưng của hội chứng kém hấp thu. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không hấp thu đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm dù ăn đủ lượng calo. Nguyên nhân thường liên quan đến các bệnh lý tiêu hóa như bệnh celiac, viêm tụy hoặc bệnh Crohn. Tình trạng này có thể gây thiếu hụt nghiêm trọng calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh về đường tiêu hóa không chỉ là những triệu chứng thoáng qua mà còn có thể là dấu hiệu giúp nhận biết sớm về các bệnh lý nguy hiểm có thể tiến triển nghiêm trọng nếu không được điều trị hiệu quả. Việc nhận biết và hành động kịp thời ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng cũng như sức khoẻ tổng thể nói chung.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

 


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *