Ung thư cổ tử cung: Tổng quan những điều cần biết về bệnh

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn cầu. Nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp ung thư ở cổ tử cung không được phát hiện kịp thời do bệnh thường không biểu hiện rõ ràng các triệu chứng đặc trưng. Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết ung thư ở cổ tử cung qua bài viết dưới đây.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thành – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là phần nối liền giữa tử cung và âm đạo của phụ nữ, được bao phủ bởi một lớp mô mỏng chứa các tế bào. Ung thư ở cổ tử cung xảy ra khi các tế bào trong lớp mô này phát triển bất thường và mất kiểm soát. Các tế bào bất thường này sinh sôi nhanh chóng, tạo thành khối u tại cổ tử cung. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, khối u có thể lan rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh

2. Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung

Ung thư ở cổ tử cung thường tiến triển âm thầm trong một thời gian dài, có thể kéo dài vài năm. Trong giai đoạn này, các tế bào ở cổ tử cung có thể bị biến đổi bất thường do thay đổi môi trường âm đạo hoặc nhiễm virus HPV. Những biến đổi này xảy ra trước khi hình thành ung thư, được gọi là tình trạng loạn sản hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung (CIN).

Dấu hiệu đầu tiên của ung thư cổ tử cung thường là chảy máu bất thường từ âm đạo. Cụ thể, có thể xuất hiện chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài thời gian kinh nguyệt hơn bình thường, hoặc chảy máu sau hoặc trong khi quan hệ tình dục. Khi ung thư tiến triển, có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau vùng chậu, rối loạn tiểu tiện, hoặc sưng chân. Nếu khối u lan sang các cơ quan lân cận hoặc hạch bạch huyết, điều này có thể gây chèn ép và ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan này, chẳng hạn như đè lên bàng quang hoặc làm tắc nghẽn tĩnh mạch.

Chảy máu bất thường ở âm đạo là một trong những biểu hiện bệnh

3.Nguyên nhân chính gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu gây ung thư ở cổ tử cung là nhiễm vi-rút papilloma ở người (HPV). Có rất nhiều chủng HPV khác nhau, trong đó một số chủng có nguy cơ cao có thể dẫn đến các loại ung thư như ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư dương vật, và ung thư vùng đầu cổ. Một số chủng HPV khác có thể gây ra mụn cóc sinh dục.

4. Ai có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung?

Vi-rút HPV là nguyên nhân chính gây ung thư ở cổ tử cung. Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi-rút HPV, từ đó gia tăng khả năng mắc ung thư ở cổ tử cung:

  • Có nhiều bạn tình
  • Quan hệ tình dục với bạn tình có nhiều mối quan hệ tình dục khác
  • Quan hệ tình dục từ sớm, đặc biệt là dưới 18 tuổi
  • Tiền sử cá nhân bị loạn sản cổ tử cung
  • Gia đình có người từng mắc ung thư cổ tử cung
  • Hút thuốc lá
  • Mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (như chlamydia)
  • Hệ thống miễn dịch suy giảm hoặc yếu
  • Con sinh ra có nguy cơ nhiễm HPV nếu người mẹ đã sử dụng thuốc diethylstilbestrol (DES – thuốc nội tiết được dùng để ngăn ngừa sảy thai) trong quá trình mang thai.

Xét nghiệm Pap được dùng để phát hiện các tế bào bất thường ở cổ tử cung.

5. Ung thư ở cổ tử cung có nguy hiểm không?

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Khối u có thể xâm lấn các cơ quan lân cận, gây suy thận, thiếu máu, phù chân hoặc thậm chí di căn đến phổi, gan, xương, khiến việc điều trị trở nên phức tạp và giảm khả năng chữa khỏi.

Ở giai đoạn tiến triển nặng, bác sĩ có thể phải chỉ định xạ trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng, làm mất khả năng sinh con của người phụ nữ.

Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung thường phát triển âm thầm trong 10–15 năm, vì vậy việc khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư phụ khoa giúp phụ nữ có thể phát hiện bệnh sớm.

Phát hiện ung thư cổ tử cung càng sớm, khả năng chữa khỏi (sống khỏe mạnh trên 5 năm) càng cao. Tỷ lệ sống trên 5 năm tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh:

  • Ung thư tại chỗ (thể nhẹ): Tỷ lệ sống trên 5 năm đạt tới 96% nếu điều trị tích cực.
  • Giai đoạn I (xuất hiện tế bào ung thư): Tỷ lệ sống trên 5 năm từ 80–90%.
  • Giai đoạn II (ung thư lan rộng hơn): Tỷ lệ sống trên 5 năm từ 50–60%.
  • Giai đoạn III (ung thư chưa hoặc không di căn xa): Tỷ lệ sống trên 5 năm từ 25–35%.
  • Giai đoạn IV (ung thư di căn xa): Tỷ lệ sống trên 5 năm dưới 15%.
  • Khi ung thư tái phát và di căn xa, hơn 90% bệnh nhân tử vong trong vòng 5 năm.

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

5. Chẩn đoán và điều trị 

Để phát hiện sớm các tế bào bất thường tại cổ tử cung, bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm Pap. Phương pháp này giúp phát hiện các tế bào có nguy cơ cao để ngăn chặn sự phát triển thành ung thư. Ngoài ra, xét nghiệm Pap có thể được kết hợp với xét nghiệm HPV để sàng lọc ung thư ở cổ tử cung và giúp theo dõi khi kết quả xét nghiệm Pap có dấu hiệu bất thường. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết hoặc các xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán chính xác.

Sau khi xác định người bệnh mắc bệnh bác sĩ sẽ đánh giá kích thước và mức độ lan rộng của khối u. Quá trình đánh giá này có thể bao gồm các xét nghiệm như sau:

  • Khám phụ khoa (bao gồm cả khám trực tràng): Kiểm tra tử cung, buồng trứng và các cơ quan lân cận vùng cổ tử cung.
  • Nội soi bàng quang: Sử dụng ống nội soi để quan sát bên trong bàng quang và niệu đạo nhằm phát hiện sự xâm lấn của ung thư.
  • Nội soi đại tràng: Sử dụng dụng cụ nội soi để kiểm tra toàn bộ đại tràng, đảm bảo tế bào ung thư chưa lan tới khu vực này.

Ung thư ở cổ tử cung thường được phân chia theo các giai đoạn từ I đến IV, trong đó số giai đoạn càng cao, biểu hiện mức độ lan rộng của ung thư càng lớn. Giai đoạn 0 của bệnh, còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ (CIS), là khi các tế bào ung thư chỉ tồn tại ở lớp bề mặt của cổ tử cung mà chưa xâm nhập sâu vào các lớp mô hoặc lan sang các cơ quan khác. Từ giai đoạn I trở đi, ung thư bắt đầu xâm lấn sâu hơn vào các lớp mô của cổ tử cung và có thể di căn.

ung thư cổ tử cung
bài tập thể dục chữa đau vai gáy

Phương pháp điều trị ung thư ở cổ tử cung thường bao gồm phẫu thuật (cắt tử cung), xạ trị, và hóa trị liệu (sử dụng thuốc diệt tế bào ung thư). Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp tùy thuộc vào giai đoạn và tình trạng của người bệnh. Sau khi hoàn tất quá trình điều trị, người bệnh có thể cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc định kỳ trong vài năm đầu để đảm bảo rằng không còn tế bào ung thư sót lại.

6. Phòng ngừa ung thư 

Tiêm vắc-xin HPV là biện pháp hiệu quả nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh Vắc-xin này đã được chứng minh là an toàn và có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các chủng vi-rút HPV gây ung thư, tiền ung thư và mụn cóc sinh dục. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, độ tuổi tiêm vắc-xin hiệu quả nhất là từ 9 đến 26 tuổi.

Tiêm vắc xin HPV phòng ngừa Với tiến bộ của y học hiện đại,  có thể được chữa trị hoàn toàn nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Sàng lọc bệnh  định kỳ chính là “chìa khóa” để phát hiện bệnh kịp thời và có phác đồ điều trị phù hợp. Các cơ sở y tế hiện nay, như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, đã triển khai các xét nghiệm chuyên sâu như HPV genotype PCR và siêu âm tử cung, buồng trứng qua đường âm đạo để giúp phát hiện bệnh sớm.

Chị em phụ nữ nên chủ động khám sức khỏe định kỳ và trang bị kiến thức phòng ngừa  để có một cuộc sống khỏe mạnh.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thành đã có nhiều năm kinh nghiệm trong chuyên ngành Sản phụ khoa. Bác sỹ được đào tạo và tham gia các khóa học về chuyên ngành sản phụ khoa và vô sinh tại Đại học Y Dược Hải Phòng, Đại học Y Dược Hà Nội và Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *