Dấu hiệu gãy chân: Nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm
Dấu hiệu gãy chân thường rõ ràng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Gãy chân là một dạng tổn thương phổ biến, đòi hỏi phải hiểu rõ nguyên nhân, các biến chứng liên quan và phương pháp điều trị thích hợp. Hãy cùng tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về gãy chân để có biện pháp xử lý và phục hồi hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ [….], chuyên ngành [….], tại […]
1. Gãy chân là gì?
Gãy chân xảy ra khi một hoặc nhiều xương trong chân bị nứt hoặc vỡ, dẫn đến mất liên kết giữa các phần của xương. Các loại xương ở chân có thể bị gãy bao gồm:
- Xương đùi: Đây là xương dài nhất và chịu lực mạnh nhất trong cơ thể, nối xương chậu và xương chày qua khớp háng và khớp gối. Xương đùi giúp chúng ta thực hiện các động tác xoay, gấp, duỗi và dạng chân.
- Xương bánh chè: Xương này có hình tam giác ngược và nằm ở phía trên khớp gối, đóng vai trò bảo vệ khớp gối và kết nối các cơ vùng đùi với khớp gối, hỗ trợ việc di chuyển chân.
- Xương chày: Là một trong hai xương ở cẳng chân, có chức năng chính là nâng đỡ cơ thể và tham gia vào việc gấp, duỗi cẳng chân.
- Xương mác: Là xương ống nhỏ chạy dọc theo xương chày, có vai trò hỗ trợ cho việc đứng thẳng và vận động của chân.
- Xương cổ chân và bàn ngón chân: Những xương này nhỏ và phức tạp, giúp cơ thể giữ thăng bằng khi đi đứng và vận động linh hoạt ở cổ chân.
2. Nguyên nhân gây gãy chân
Ngã từ trên cao: Trong trường hợp người bệnh ngã từ trên cao và tiếp đất bằng chân, áp lực mạnh sẽ tác động lên xương, thường gây gãy xương chày, xương mác, hoặc các xương ở cổ chân và bàn ngón. Gãy xương đùi thường ít gặp hơn trong trường hợp này.
Tai nạn giao thông: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gãy xương chân và xuất hiện dấu hiệu gãy chân do va chạm mạnh, không chỉ gây gãy một mà có thể gây gãy nhiều xương cùng một lúc và dẫn đến đa chấn thương và nhiều dấu hiệu gãy chân.
Vận động quá mức: Các hoạt động tạo áp lực lớn lên xương chân như chạy đường dài, nhảy, múa có thể khiến xương bị rạn nứt, có dấu hiệu gãy chân hoặc gãy nếu liên tục bị tác động quá mức.
Chấn thương trong thể thao: Các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng chày, hay các bộ môn võ thuật thường xảy ra va chạm mạnh hoặc ngã không đúng cách, có thể dẫn đến gãy xương.
Bệnh lý liên quan đến xương: Các tình trạng bệnh lý như ung thư xương, nang xương, loãng xương, hoặc u nguyên bào khổng lồ có thể làm suy yếu cấu trúc xương, khiến các xương này trở nên dễ gãy hơn kể cả khi chỉ thực hiện các hoạt động đi lại bình thường.
Gãy chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng có thể xảy ra.
3. Dấu hiệu gãy chân
Các dấu hiệu gãy chân có thể thay đổi tùy theo mức độ lực tác động, vị trí và loại xương bị gãy. Đối với xương đùi, vốn là xương lớn, thường gãy dưới tác động lực lớn và gây ra cơn đau dữ dội. Còn đối với các xương khác ở chân, các triệu chứng có thể không điển hình như:
- Đau chân: Đau nghiêm trọng tại vị trí xương gãy, đặc biệt khi di chuyển hoặc vận động là một trong những dấu hiệu gãy chân.
- Khó khăn trong di chuyển: Gây khó khăn trong việc đi lại, gấp duỗi, hoặc xoay các phần như đùi, cẳng chân, cổ chân. Ở trẻ em, dấu hiệu này có thể được phát hiện qua việc trẻ đi tập tễnh hoặc có biểu hiện đau đớn.
- Sưng và bầm tím: Là triệu chứng phổ biến khi xương gãy kín, vùng chân bị sưng và bầm tím rõ rệt, thường không thuyên giảm cho đến khi được can thiệp y tế.
- Chảy máu: Trong trường hợp gãy xương hở, có thể nhận thấy dấu hiệu gãy chân là tình trạng đầu xương lộ ra ngoài và chảy máu nhiều, gây khó khăn trong việc cầm máu hoặc hình thành cục máu đông.
- Biến dạng chân: Biến dạng chân là dấu hiệu gãy chân thường gặp trong các trường hợp xương gãy có di lệch, có thể quan sát thấy chân bị ngắn lại hoặc cong vẹo bất thường.
Có nhiều dấu hiệu gãy chân giúp sớm nhận biết và có cách xử trí phù hợp.
4. Biến chứng nguy hiểm của gãy chân
- Nhiễm trùng: Được gọi là viêm tủy xương, thường xảy ra ở các trường hợp gãy xương hở khi đầu xương gãy tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài và dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như tiêu xương hoặc chậm lành xương, thậm chí là nhiễm trùng lan rộng có nguy cơ tử vong.
- Tổn thương mạch máu và thần kinh: Là biến chứng cấp cứu thường gặp trong các trường hợp gãy xương di lệch. Xương bị lệch có thể chèn ép, làm đứt hoặc giập nát mạch máu và thần kinh, gây mất máu cấp tính hoặc rối loạn cảm giác vùng bị tổn thương.
- Hội chứng chèn ép khoang: Biến chứng này thường xuất hiện khi xương cẳng chân bị gãy. Người bệnh có thể cảm thấy đau dữ dội ở chân, không giảm dù đã cố định chân, kèm theo tình trạng đầu ngón chân tê cói, tím tái và lạnh, cần can thiệp y tế ngay lập tức.
- Viêm khớp: Nếu xương gãy ở chân lan ra ổ khớp, có thể dẫn đến viêm khớp, ảnh hưởng lâu dài đến khả năng vận động của người bệnh.
- Can lệch xương: Trong trường hợp xương gãy không được điều trị hoặc nắn chỉnh đúng cách, hai đầu xương gãy có thể liền lại không đều, tạo thành một trục mới khiến chân bị biến dạng về sau.
Nhiễm trùng, tổn thương mạch máu, biến dạng xương là những biến chứng nghiêm trọng do gãy chân gây ra.
5. Những dấu hiệu cần đi khám bác sĩ khi bị gãy chân
Khi có bất kỳ dấu hiệu gãy chân, biểu hiện nào nghi ngờ bản thân đã bị gãy xương chân, người bệnh cần đến cơ sở y tế sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Đặc biệt, trong các trường hợp gãy chân do ngã từ độ cao, chấn thương khi chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông, cần được cấp cứu khẩn cấp nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Gãy xương hở.
- Đau dữ dội ở chân ngay cả khi không vận động.
- Chảy máu nhiều từ vùng xương gãy.
- Các đầu ngón chân tím tái.
- Tê bì, giảm hoặc mất cảm giác ở vùng dưới vị trí gãy.
- Da xanh xao, chân tay lạnh hoặc rơi vào trạng thái hôn mê.
Người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời hoặc đến các khoa Cơ Xương Khớp tại các bệnh viện uy tín để thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Leave a Reply